Tỷ lệ trung bình điều dưỡng trên một vạn dân của Việt Nam là 11,4 – chưa bằng một nửa so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Để sánh được với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia thì Việt Nam cần số lượng điều dưỡng gấp 2-3 lần như hiện nay. Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 40-50 nghìn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh.

“Nếu không tăng cường đầu tư cho đào tạo điều dưỡng, đến năm 2030 ngành Y tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu khoảng 40-50 nghìn nhân lực điều dưỡng”. Đó là cho biết của TS. Ki Dong Park – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam trong Hội thảo truyền thông hưởng ứng Chiến dịch “Nursing Now” do WHO và Hội đồng Điều dưỡng Thế giới (ICN) phát động hồi tháng 5/2020.

Điều dưỡng – xương sống của ngành y tế

Bác sĩ, điều dưỡng được coi là xương sống của hệ thống khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của một quốc gia.

Nếu như bác sĩ được biết đến với vai trò quan trọng là chẩn đoán, điều trị và ra quyết định chăm sóc thì điều dưỡng lại được biết đến là người trực tiếp thực hiện tiếp xúc với bệnh nhân từ đầu cho đến khi ra viện; thực hiện các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, nhận đinh và đưa ra chẩn đoán điều dưỡng phù hợp, lập kế hoạch và tiến hành chăm sóc điều dưỡng đáp ứng nhu cầu về thể chất, tinh thần của người bệnh; tạo môi trường an toàn, sử dụng thuốc chính xác, tư vấn về sức khỏe cho người bệnh từ khi nhập viện cho đến khi phục hồi.

Có thể nói, điều dưỡng là người gần bệnh nhân nhất, hiểu bệnh nhân nhất và có vai trò đặc biệt quan trong trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Với gần 28 triệu điều dưỡng viên toàn cầu và gần 140 nghìn điều dưỡng – hộ sinh của Việt Nam, lực lượng điều dưỡng – hộ sinh chiếm gần 70% nguồn nhân lực y tế, cung cấp dịch vụ nhiều nhất, thường xuyên nhất, liên tục nhất và là xương sống của ngành y tế.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), điều dưỡng và hộ sinh là hai loại hình nhân viên y tế giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu trong cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân. WHO cũng đã thống nhất và phối hợp với Hội đồng Điều dưỡng thế giới (ICN) chỉ định năm 2020 là Năm quốc tế Điều dưỡng và hộ sinh để tôn vinh những đóng góp quan trọng của họ trong việc cung cấp các dịch vụ y tế.

Nguồn nhân lực điều dưỡng đang thiếu hụt một cách trầm trọng

Ở Nhật Bản số lượng điều dưỡng viên đã tăng gấp 3 lần từ 550.000 người (năm 2005) lên 1,71 triệu người (năm 2016) song mỗi năm Nhật Bản vẫn thiếu hụt khoảng 2.500 điều dưỡng viên. Theo ước tính, Nhật Bản sẽ thiếu trầm trọng điều dưỡng viên trong 10 năm tới.

Tại Đức, hiện tại ngành điều dưỡng đang cần khoảng 10.000 người. Dự tính tới năm 2025, nước Đức cần 150.000 điều dưỡng viên và có thể tăng lên 350.000 điều dưỡng tới năm 2030 do sự già hóa dân số.

Tỷ lệ trung bình điều dưỡng trên một vạn dân của Việt Nam là 11,4 – chưa bằng một nửa so với tỷ lệ trung bình toàn cầu.

Các quốc gia như Pháp, Mỹ, Canada cũng đang phải đối mặt với những thách thức thiếu nguồn nhân lực điều dưỡng trầm trọng do ảnh hưởng của sự già hóa dân số chưa có biện pháp giải quyết trong hơn 1 thập kỷ qua.

WHO cho biết, để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030, cả thế giới cần có thêm 9 triệu điều dưỡng và hộ sinh.

Tại Việt Nam, mạng lưới điều dưỡng và hộ sinh đã được thiết lập rộng khắp từ thành thị đến nông thôn. Mỗi năm có khoảng hơn 1,5 triệu trẻ em được sinh ra, dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 35%, nông thôn khoảng 65%. Bên cạnh đó, tình trạng già hóa dân số của Việt Nam cũng đang diễn ra rất mạnh. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi sẽ chiếm 18% và sẽ tăng lên 26% vào năm 2050. Điều đó cho thấy, nhu cầu và vai trò rất to lớn của đội ngũ điều dưỡng và hộ sinh trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc cho bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi ngày càng cao.

Tuy nhiên, tỷ lệ trung bình điều dưỡng trên một vạn dân của Việt Nam là 11,4 – chưa bằng một nửa so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Để sánh được với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia thì Việt Nam cần số lượng điều dưỡng gấp 2-3 lần như hiện nay. Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 40-50 nghìn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh.

Chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Hà Nội (3 năm)

Trước vấn đề già hóa dân số và tình trạng thiếu hụt nhân lực điều dưỡng ở các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Trường Cao đẳng Y Hà Nội được Bộ Y tế, Bộ Lao đồng Thương binh Xã hội, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cho phép đào tạo trình độ Cao đẳng ngành Điều dưỡng hệ 3 năm học tập trung.

Khoa Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y Hà Nội có sứ mệnh đào tạo điều dưỡng viên cao đẳng có tay nghề chuyên môn giỏi; sở hữu các kỹ năng giao tiếp hiệu quả; có động cơ và thái độ làm việc chuyên cần; có đủ năng lực làm việc tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân trong nước cũng như quốc tế; phấn đấu trở thành địa chỉ đào tạo điều dưỡng uy tín, chất lượng được người học và xã hội tín nhiệm, đánh giá cao.

Nhờ có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào riêng nên chất lượng đầu vào của Khoa Điều dưỡng Cao đẳng Y Hà Nội ngày càng được nâng cao hơn. Khoa đã tuyển chọn được những sinh viên khá – giỏi, có thành tích học tập và thái độ tốt ngay từ đầu.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa Điều dưỡng là những giáo viên được đào tạo tại các cơ sở đào tạo điều dưỡng có uy tín trên thế giới và tại Việt Nam.

Chương trình đào tạo sinh viên Cao đẳng Y Hà Nội Khoa điều dưỡng kéo dài 3 năm với 129 tín chỉ chia làm 6 học kỳ. Học phần đại cương (19 tín chỉ), học phần chuyên môn (110 tín chỉ)

Năm thứ nhất

Tập trung học các môn khoa học cơ bản, ngoại ngữ và các môn nền tảng của khoa học điều dưỡng. Sinh viên được chọn lựa học môn ngoại ngữ theo nhóm học, phù hợp với ngôn ngữ của quốc gia tuyển dụng việc làm.

Năm thứ hai

Học các môn y học cơ bản và y học cơ sở để làm căn cứ học các môn chuyên ngành điều dưỡng. Trong giai đoạn này sinh viên vừa thực hành tại Trường trên mô hình, vừa đi thực tế trải nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội.

Năm thứ ba

Sinh viên tiếp tục học chủ yểu tại các bệnh viện lớn mà nhà trường đã ký kết hỗ trợ thực tập để học thực hành lâm sàng về điều dưỡng Nội khoa, điều dưỡng Ngoại khoa, điều dưỡng Nhi khoa, điều dưỡng Sản phụ khoa, Điều dưỡng Tâm thần, điều dưỡng Cộng đồng, điều dưỡng Lão khoa, Quản lý điều dưỡng và Nghiên cứu khoa học…

Thông tin tuyển sinh ngành Điều dưỡng

Năm học 2020 -2021, Trường Cao đẳng Y Hà Nội tuyển sinh và đào tạo trình độ Cao đẳng Điều dưỡng – mã ngành 6720301, xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT với “Tổng điểm tổng kết 3 năm lớp 10,11,12 + Điểm ưu tiên đạt từ 18 điểm” trở lên.

Với ngành Điều dưỡng, thí sinh phải có hạnh kiểm lớp 12 xếp loại khá trở lên và đạt yêu cầu về mức Điểm chuẩn Trường Cao đẳng Y Hà Nội quy định.

ĐĂNG KÝ ONLINE

Xem chi tiết thông tin tuyển sinh 2021 của trường internet:

Website: cdyhn.edu.vn ; cdyhn.vn
Inbox fanpage: messenger.com/t/cdyhn.edu.vn
Nộp trực tiếp tại: Phòng Tuyển sinh và Truyền thông (Tầng 1) – Trường Cao đẳng Y Hà Nội – Số 40 Ngõ 20, đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, tp Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *