Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Trên thực tế, căn bệnh này có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và không cần dùng thuốc. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường xảy ra trong thời kỳ mang thai. Nó thường phát triển khi bạn mang thai được 24 đến 32 tuần và khỏi hẳn sau sinh. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc sức khỏe bản thân tốt, tiểu đường thai kỳ có thể phát triển bệnh trước hoặc sau khung thời gian này.
insulin là một loại hormone giữ cho lượng đường trong máu của chúng ta ổn định. Nhưng trong khi mang thai, nhau thai của bạn tạo ra các hormone ngăn cản insulin hoạt động bình thường, Từ đó gây nên bệnh tiểu đường. Loại bệnh tiểu đường này cần được điều trị cẩn thận để không tái phát sau khi sinh và những lần mang thai sau.
Ai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?
Có một số yếu tố khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao như
– Mang thai ở tuổi lớn hơn 25.
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
– Có nền bệnh tim hoặc huyết áp cao.
– Ít vận động.
– Béo phì, thừa cân.
– Bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) .
– Trước đây đã sinh một em bé nặng từ 4kg trở lên.
– Đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoăc tiền tiểu đường.
Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn gì?
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm tốt nhất nên ăn khi tiểu đường thai kỳ:
– Protein nạc như thịt trắng, trứng, cá
– Rau không tinh bột như dưa leo, đậu xanh, bông cải, xà lách,…
– Chất béo lành mạnh như dầu hạt, quả bơ, các loại hạt, bơ hạt.
– Carbohydrate phức hợp từ các loại đậu, ngũ cốc, sữa chua ít béo,…
Mẹ bầu bị tiểu đường không nên ăn gì?
Nếu bạn đang ăn kiêng tiểu đường thai kỳ, hãy tránh những thực phẩm sau:
– Chất béo bão hòa như sữa, protein từ động vật như (bơ, xúc xích, giăm bông, thịt hộp)
-Chất béo chuyển hóa có trong các món ăn vặt, đồ ăn sẵn.
– Thực phẩm giàu cholesterol như thịt nội tạng.
– Đô ăn mặn, hàm lượng natri cao.
5 tips ăn uống cho mẹ bầu trong quá trình điều trị
Để có một chế độ ăn lành mạnh hơn, mẹ bầu nên nhớ 5 mẹo sau:
– Lên kế hoạch thực đơn dinh dưỡng trước 1 tuần và theo tuần.
– Chia nhỏ bữa ăn hoặc cắt nhỏ thực phẩm.
– Dự trữ đồ ăn theo tuần phòng trường hợp không thể đi mua đồ tươi.
– Uống thật nhiều nước, có thể bổ sung thêm một số chất điện giải tự nhiên như nước dừa, nước canh nhưng không nên nhiều như uống nước lọc.
– Cân bằng bữa ăn bằng các phương pháp như phương pháp cái đĩa, phương pháp đếm calo hoăc phương pháp chọn lọc dinh dưỡng
Một số điều cần lưu ý khác
Bên cạnh một chế độ ăn đảm bảo cân bằng, lành mạnh và dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều sau:
– Theo dõi lượng đường của bạn 4 lần một ngày: khi mới thức dậy, bụng rỗng và sau từng bữa ăn khoảng 2 giờ.
– Lưu lại bảng theo dõi chỉ số đường huyết và gửi cho bác sĩ trong các lần tái khám.
– Tích cực bổ sung một số bài tập thể chất nhẹ nhàng, mỗi ngày khoảng 15 phút.
– Theo dõi cẩn thận những thay đổi của thai nhi và bản thân. Tiếp nhận điều trị y tế ngay khi có biểu hiện bất thường.
– Không tự ý dùng các loại thực phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
– Suy nghĩ tích cực, thoải mái, không đặt nặng vấn đề tâm lý hay tự gây áp lực, đổ lõi cho bản thân. Tiểu đường thai kỳ là một rối loạn phổ biến ở phụ nữ mang thai, nó có thể khắc phục và chữa khỏi hoàn toàn.
Nhìn chung, chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường không quá khắt khé, luôn có sự linh hoạt để cả mẹ và bé đều được bổ sung dinh dưỡng đa dạng. Vậy nên, bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, mẹ có thể tập trung xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Điều này vừa hỗ trợ điều trị lại vừa có thể thả lỏng tinh thần trong thai kỳ.