Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính nguy hiểm và thuộc nhóm nguy cơ nhiễm bệnh cao trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đối tượng này cũng có những lo ngại nhất định khi tiêm phòng vắc-xin. Cùng trường Cao đẳng Y Hà Nội tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi tiêm phòng Covid-19 cho bệnh nhân tiểu đường trong bài viết sau.

tiêm phòng covid-19 cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường trong dịch bệnh Covid-19

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của sức khỏe, bao gồm cả tim mạch, thần kinh, nội tiết,… Bản thân người mắc bệnh tiểu đường là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém, bị suy yếu và cần lưu ý nhiều thứ trong cuộc sống hằng ngày nói chung.

Trong bổi ảnh dịch bệnh Covid-19 nguy hiểm đang diễn ra, bệnh đái tháo đường nghiễm nhiên trở thành nhóm bệnh cần đặc biệt lưu ý và đề phòng nhiễm bệnh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, cứ 100 ca tử vong vì Covid thì có 9 ca liên quan đến bệnh lý tiểu đường. Đặc điểm của nhóm bệnh này là dễ gặp biến chứng hoặc trở nặng khi nhiễm virus. Điều này khiến cho bản thân người bệnh, người chăm sóc và cả bác sĩ lưu tâm rất nhiều, mọi quá trình điều trị đều cần phải cân nhắc cẩn thận, an toàn hơn. 

Chính vì vậy, nhiều tổ chức y tế khuyến khích ưu tiên tiêm phòng Covid-19 cho các nhóm bệnh nền như tiểu đường, để hạn chế tối đa nguy cơ cấp cứu, chuyển biến nặng khi nhiễm bệnh.

Tiêm vaccine giúp bảo vệ người bệnh tiểu đường khỏi biến chứng nặng khi mắc Covid-19

Tiêm phòng Covid-19 cho bệnh nhân tiểu đường

Theo Nghị quyết 21/NQ-CP đã được Chính phủ ban hành, về các nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19, bệnh nhân đái tháo đường cùng một số nhóm bệnh gây suy giảm miễn dịch khác cần được ưu tiên tiêm phòng Covid-19 sớm.

Trên thực tế, các loại vắc-xin Covid đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam không gây ra quá nhiều ảnh hưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh có thể yên tâm vì chúng không làm tăng chỉ số đường huyết hay huyết áp. Điều quan trọng cần lưu ý đó là quá trình tiêm phòng cần được thực hiện một cách cẩn thận.

Cụ thể, để đảm bảo an toàn tối đa, người bệnh tiểu đường khi tiêm phòng cần được khám sàng lọc kỹ càng, đội ngũ y tế thực hiện tiêm chủng cần có đủ chuyên môn cũng như điều kiện để ứng phó với các trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Tùy theo từng trường hợp, bệnh nhân tiểu đường có thể được tiêm phòng trực tiếp tại địa phương hoặc hướng dẫn đến một cơ quan có chuyên môn và cơ sở cao hơn.

Bệnh nhân tiểu đường thuộc nhóm ưu tiên tiêm vaccine Covid-19

Người bệnh tiểu đường nên tiêm loại vắc-xin Covid-1 nào?

Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Việt Nam, vắc-xin mRNA như Pfizer-BioNTech hoặc Moderna sẽ được khuyến khích, ưu tiên trong mọi trường hợp có thể. Vậy nên, nếu có thể, bệnh nhân tiểu đường nên tiêm 2 loại vaccine này. Tuy nhiên, theo nghiên cứu lâm sàng, các loại vaccine khác cũng không hề gây hại cho sức khỏe người bệnh. Vậy nên nếu điều kiện số lượng thuốc hạn chế, người bệnh vẫn có thể được chỉ định tiêm loại khác, miễn là đảm bảo tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Pfizer và Moderna là 2 loại vaccine có thể dùng cho mọi trường hợp

Bệnh tiểu đường có nên tiêm mũi 3 vắc-xin Covid-19?

Chiến dịch tiêm phòng Covid-19 mũi bổ sung (mũi 3) chính thức được triển khai khi biến chủng Omicron đã và đang gây ra những diễn biến dịch phức tạp ở Việt Nam. Các trường hợp chưa đủ đề kháng với virus đều được khuyến khích tiêm mũi 3 bổ sung. Cụ thể, các nhóm được ưu tiên bao gồm:

– Người bị suy giảm miễn dịch ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng.

– Người có bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch.

Nhìn chung, những công dân trên 18 tuổi và thuộc 1 trong 2 nhóm đối tượng trên thì cần phải tiêm mũi 3 càng sớm càng tốt. Đối với mũi vắc-xin tiêm phòng Covid-19 bổ sung này, các phản ứng sau tiêm không quá khác biệt so với các lần tiêm trước. Phản ứng xuất hiện là bình thường. Chỉ riêng các trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường, mức độ nghiêm trọng tăng dần thì nên báo ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Mũi 3 giúp phòng bệnh cho người tiểu đường trong hoàn cảnh dịch phức tạp

Những lưu ý gì khi tiêm vắc-xin Covid-19 dành cho người bệnh tiểu đường

– Tìm hiểu kỹ về loại vắc-xin người bệnh sẽ tiêm. Nếu còn những lo ngại, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia

– Mang theo giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD) và các giấy tờ khám bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường khi đi tiêm phòng Covid-19. 

– Lưu thông tin và cách thức liên lạc với bác sĩ chuyên khoa của bạn trong một mẩu giấy, đề phòng các trường hợp khẩn cấp.

– Giữ sức khỏe và tinh thần thoải mái trước và trong khi tiêm. 

– Không nhịn đói, không uống rượu bia, không uống thuốc hạ sốt, giảm đau trước tiêm.

– Có thể đo chỉ số đường huyết và huyết áp một lần trước khi tiêm.. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia để được hỗ trợ.

Tiêm phòng Covid-19 cho bệnh nhân tiểu đường là điều cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát. Là đối tượng có bệnh nền, bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ bản thân. Trước tiên là giữ cho bệnh tiểu được được điều trị đúng – đủ – đều, chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn, duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Sau đó là tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống Covid-19 để bảo vệ bản thân và gia đình, xã hội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *