Dạ dày là hệ thống quan trọng trong đường ruột. Người Việt Nam rất hay gặp các vấn đề về dạ dày nếu không chú ý đến ăn uống, rèn luyện sức khỏe. Hãy tìm hiểu bài viết này của HMC để biết cách phòng tránh bệnh dạ dày hiệu quả nhé!

Dạ dày đóng vai trò như nào trong hệ thống đường ruột?

Dạ dày là một tạng trong những phúc mạc, nằm ở ngay tầng trên mạc treo kết tràng, nằm ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên của dạ dày nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với phần đầu của ruột non qua lỗ môn vị. Dung tích trung bình của bao tử giao động khoảng 4,4 – 5 lít nước.

Đây cũng là một phần quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người, là bộ phận nằm giữa thực quản và tá tràng, phần đầu của ruột non. Dạ dày được xem là một bộ phận tiêu hóa lớn nhất có chức năng chứa và tiêu hóa thực phẩm, cũng như là bộ phận quan trọng trong quá trình bài tiết, đào thải.

Những bệnh lý dạ dày thường gặp

Đa phần bệnh dạ dày sẽ xuất hiện những triệu chứng nhẹ trước, nhưng đó lại là điều mà người bệnh không quan tâm để ý. Những triệu chứng thường hay xuất hiện khi con người có những vấn đề liên quan đến tâm lý, stress thời gian dài.

bệnh dạ dày
Các bệnh bao tử thường gặp

Ngoài ra, vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng trong quá điều điều tiết và co bóp của bao tử. Hệ thống thực quản đóng mở là vai trò thiết yếu để tránh lượng acid luôn giữ ở mức chỉ số cho phép. Do vậy, chúng ta nên cần ăn uống điều độ, dành thời gian để rèn luyện thêm sức khỏe liên quan đến hệ thống được ruột để giúp nó khỏe hơn và giảm rủi ro bệnh mắc phải.

Thường con người chúng ta hay mắc những căn bệnh liên quan đến đường ruột như:

Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là hiện tượng thức ăn, dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây khó chịu. Ngoài do vấn đề ăn uống trình trạng trào ngược còn xuất hiện từ tâm lý căng thẳng lâu ngày làm cho hệ thống đường ruột gặp phải tình trạng rối loạn đường ruột. Xuất hiện nhiều nhất những triệu chứng: Ợ hơi , ợ chua, đầy bụng. Nặng hơn là ho khan, nhiều đờm , viêm họng do acid gây ra.

Viêm loét dạ dày tá tràng:  Là tình trạng lớp niêm mạc bị tổn thương, xung huyết loét sâu do acid và pepsin kích thích tạo ra các vết thương. Ở mỗi vị trí loét sẽ có những tên gọi khác nhau như loét hang vị, viêm loét tá tràng, viêm dạ dày… Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống thất thường, tác dụng phụ của thuốc, không có chế độ luyện tập và có thể chiếm một phần do lười vận động khi ăn quá no.

Nhiễm khuẩn HP: Vi khuẩn Helicobacter pylori thường gặp ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng, nếu gặp môi trường thuận lợi, sức đề kháng cơ thể yếu đi, chúng sẽ tấn công và gây tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Đặc biệt hệ thống bị nhiễm khuẩn khi gặp các triệu chứng viêm loét tá tràng, loét trợt hang vị….

Ngoài các triệu chứng thường gặp thì còn các tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe như: xung huyết, xuất huyết, ung thư….

Những biện pháp phòng tránh bệnh dạ dày hiệu quả

phòng tránh bệnh dạ dày
Các cách phòng tránh bệnh dạ dày

Chú ý trong sinh hoạt để phòng tránh bệnh dạ dày

Để ngăn ngừa các bệnh lý, giúp dạ dày luôn khỏe mạnh thì chúng ta cần loại bỏ căng thẳng, cố gắng luôn giữ tâm lý thoải mái để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa, Ăn chậm nhai kỹ, ăn đủ bữa đúng giờ, tránh tình trạng nhịn ăn, vừa ăn vừa làm, ăn uống khi đang di chuyển, không ăn trước vào đêm muộn. Bổ xung lượng nước cần thiết mỗi ngày, giữ cân nặng ở mức cân đối và ổn định. Chịu khó rèn luyện sức khỏe tập những bài tập có liên quan đến đường ruột sẽ rất hiệu quả cho bao tử.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp có thể phòng tránh bệnh đau dạ dày, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn đúng. Trong sinh hoạt hàng ngày, việc lạm dụng thuốc Tây và các loại thực phẩm chức năng cũng là nguyên nhân khiến bệnh dạ dày thêm trầm trọng. Vì niêm mạc dạ dày vốn mỏng mà thường xuyên chịu tác dụng phụ từ kháng sinh rất dễ bị bào mòn, viêm loét nhiều hơn. Ngoài ra lựa chọn sai phương pháp cũng gây ra ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tổn thương cả gan và thận.

Cần bổ sung gì và kiêng gì để đảm bảo dạ dày luôn khỏe?

Trong đời sống từ công việc đến hoạt động thường xuyên hằng ngày thì về vấn đề ăn uống đóng vai trò quan trọng đến hệ thống dạ dày có được khỏe hay không? Đối với phụ nữ và nam giới về khẩu phần ăn và tần suất tiêu thụ thức ăn cũng khác nhau hoàn toàn, nên lựa chọn khối lượng ăn phù hợp với cơ thể và phân loại đồ nên ăn và không nên ăn.

Nên ăn những đồ ăn mềm để dạ dày dễ co bóp tránh làm tổn thương niêm mạc và thành dạ dày. Nên chia nhiều thành các bữa phụ xen kẽ với 3 bữa chính hạn chế ăn đồ vào ban đêm. Hãy bổ sung những loại thực thâm có tinh bột, trứng, thịt ít mỡ, sữa….

Nên kiêng những đồ ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ như: ớt, chanh, xoài chua, mỡ gà, mỡ lợn,… Cần hạn chế rượu bia, cafe những đồ ăn gây tăng acid trong dịch vị.
Hãy thực sự yêu bản thân mình để dạ dày luôn được khỏe, biết tìm hiểu nhiều phương pháp phòng tránh bệnh dạ dày giúp giảm rủi ro mắc những căn bệnh dạ dày không mong muốn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *