Điều trị F0 tại nhà đang dần trở thành giải pháp tối ưu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong đó, trẻ em, thanh thiếu niên dưới 15 tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt. Vậy điều trị cho trẻ F0 tại nhà cần nhớ những gì?

điều trị cho trẻ f0 tại nhà

7 điều nên làm khi điều trị cho trẻ F0 tại nhà

Trẻ nên nằm phòng riêng.

Để trẻ nằm phòng riêng, cách ly với những thành viên chưa dương tính với virus trong gia đình. Việc cho trẻ nằm phòng riêng dù còn bất cập nhưng làm như vậy sẽ giúp môi trường chăm sóc trẻ sạch sẽ hơn, tránh các vấn đề nhiễm trùng. Với trẻ thì sẽ cần có người chăm sóc riêng.

Con cần uống nhiều nước.

Uống nhiều nước giúp trẻ phục hồi thể trạng nhanh hơn nhờ được cung cấp các khoáng chất cần thiết. Nước cũng giúp hạ sốt, thải độc, hỗ trợ hòa tan thuốc, giúp thuốc có tác dụng nhanh nhất.

Đeo khẩu trang với các bé từ 2 tuổi trở lên.

Với các bé còn quá nhỏ, dưới 2 tuổi, việc đeo khẩu trang có thể ảnh hưởng đến hô hấp của con. Tuy nhiên, nếu bé đã trên 2 tuổi thì có thể đeo và nên đeo để tránh virus lây lan nhanh chóng. Trẻ có thể dùng khẩu trang vải, khẩu trang cần được thay thường xuyên và giặt sạch mỗi ngày.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ F0 

Với trẻ trên 2 tuổi thì dinh dưỡng sẽ được tăng cường bằng chế độ ăn đầy đủ chất, tăng cường các chất cần thiết như vitamin, khoáng chất. Với trẻ dưới 2 tuổi, nên cho trẻ bú mẹ thêm vì trong sữa mẹ có nhiều kháng thể. Lưu ý, nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, thức ăn lỏng và dễ tiêu.

Điều nên làm khi điều trị cho trẻ f0 tại nhà

Để bé nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu và đều.

Bé còn nhỏ nhưng vẫn có thể và nên tập thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập hít thở sâu, đều hoặc một số bài đi bộ trong phòng là lựa chọn hợp lý.

Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng cho các bé sạch sẽ.

Bất kỳ ai dương tính với virus đều nên thực hiện điều này. Điều trị cho trẻ F0 tại nhà thì càng cần chú trọng hơn. Vấn đề vệ sinh sạch sẽ vừa giúp trẻ được lọc sạch virus đang còn đọng ở miệng, mũi, họng, vừa ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng trong giai đoạn sức khỏe trẻ đang yếu.

Động viên tâm lý trẻ một cách tích cực.

Bố mẹ, người thân trong gia đình và cả cán bộ y tế cũng cần hỗ trợ tâm lý cho trẻ, động viên con một cách tích cực để trẻ không bị chán nản, mệt mỏi. Việc cách ly trẻ trong không gian hẹp lâu ngày có thể khiến con chịu áp lực, thậm chí dễ gặp các vấn đề tâm lý về sau.

4 điều cấm kỵ khi điều trị cho trẻ F0 tại nhà

Đã có 7 điều nên làm thì chúng ta cũng có 4 điều cấm kỵ cần nhớ.

Trông nom trẻ cẩn thận, không để bé rời khỏi phòng trong thời gian đang cách ly 

Điều này thì không cần phải giải thích thì chúng ta cũng đều hiểu. Việc trẻ rời phòng cách ly có thể lây bệnh cho những thành viên chưa nhiễm COVID trong gia đình. Hơn nữa, việc lây nhiễm chéo cũng khiến cho dịch bệnh trong nhà kéo dài hơn vì người này sẽ lây sang người khác, bất kỳ ai cũng có thể tái dương tính.

Không để bé ăn chung với người khác

Trẻ nên ăn cùng người chăm sóc để hạn chế tối đa tiếp xúc. Trường hợp con đã lớn, có thể tự ăn thì gia đình có thể để con tự ăn trong phòng. Một cách để khiến trẻ không bị áp lực hay có cảm giác bị bỏ rơi, đó là gia đình nói chuyện với con từ bên ngoài một cách thường xuyên.

Không để trẻ nhiễm F0 sử dụng chung các vật dụng với người khác.

Điều này vừa bảo vệ mọi người, vừa bảo vệ con trẻ. Trẻ mắc bệnh không có sức đề kháng mạnh mẽ như mọi người. Nếu con lỡ dùng chung đồ với người có bệnh nền và nhiễm bệnh thì sẽ khiến tình trạng xấu đi.

Không tiếp xúc gần với người và vật nuôi.

Bên cạnh việc lây nhiễm thì đây còn là vấn đề vệ sinh. Người và vật nuôi từ bên ngoài có thể mang bụi bẩn, vi khuẩn, có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng.

5 lưu ý cần nhớ khi điều trị cho trẻ F0 tại nhà

Khi hỗ trợ điều trị cho trẻ, gia đình và người chăm sóc cần ghi nhớ 5 lưu ý sau:

– Đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn và vệ sinh tay trước khi chăm sóc bé, đảm bảo quá trình chăm sóc đạt chuẩn, theo hướng dẫn của cán bộ y tế

– Người chăm sóc cần theo dõi sức khỏe cho bé hàng ngày như: đo nhiệt độ, các chỉ số mạch, SpO2.  Đặc biệt chú ý các triệu chứng như nôn ói, bú kém, đau đầu, đau họng, ho, khó thở, tiêu lỏng, không tỉnh táo, li bì, co giật, mất vị giác, khứu giác, viêm kết mạc (mắt đỏ).

– Nếu phát hiện các vấn đề bất thường cần báo cáo ngay với cơ sở quản lý F0 tại nhà. Các biểu hiện bất thường cần cấp cứu bao gồm:: ho hoặc khó thở, thở nhanh (nhịp thở ≥ 40 lần/phút ở trẻ từ 1 – dưới 5 tuổi, ≥ 30 lần/phút ở trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi); SpO2 ≤ 95%; thở rên, thở bất thường, hoặc rút lõm lồng ngực; không thể bú hoặc bú kém, li bì khó đánh thức; co giật, tím tái.

– Cảnh giác với các biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ như sốt cao, môi đỏ, đỏ mắt, lưỡi dâu tây, tay chân miệng, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban, mắc thêm bệnh cấp tính như sốt xuất huyết…

– Trẻ dưới 12 tháng tuổi, béo phì, trẻ suy giảm miễn dịch hay mắc các bệnh mạn tính, có nguy cơ trở nặng cần được nhập viện theo dõi sát tại cơ sơ y tế khi nhiễm virus Sars-CoV-2.

Thuốc điều trị cho trẻ f0 tại nhà

3 loại thuốc cần có khi điều trị cho trẻ F0 tại nhà

Khi điều trị cho trẻ F0 tại nhà, đội ngũ y tế ở trạm kiểm soát dịch gần nhất sẽ cấp phát thuốc điều trị. Tuy nhiên để đề phòng trước, bố mẹ cũng nên chuẩn bị các loại thuốc sau ở sẵn trong nhà.

– Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol liều 10 – 15mg/kg/lần, uống khi sốt trên 38,5 độ C. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ.

– Thuốc giảm ho: Với trẻ uống thì nên dùng thuốc giảm ho với các siro ho thảo dược.

– Oresol: Mục đích là bù nước, bù khoáng. Trường hợp không có sẵn thì có thể dùng nước dừa hoặc nước canh rau luộc.

Trên đây là những thông tin cô đọng nhất mà gia đình nào cũng cần biết để chuẩn bị ứng phó với hoàn cảnh dịch bệnh không thể lường trước. Lưu ngay và luôn nhớ bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh. Khi người lớn bình tĩnh, xử lý tốt, trẻ em sẽ được tiếp thêm động lực và kiên cường hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *