Kinh doanh dược phẩm là một lĩnh vực kinh doanh tương đối ổn định. Tuy nhiên, vì là hình thức kinh doanh mặt hàng liên quan đến sức khoẻ con người nên việc đào tạo nhân viên tư vấn bán thuốc cũng phải tuân theo những chuẩn mực nhất định và nhất định phải được đào tạo bài bản và hiệu quả.

đào tạo nhân viên bán thuốc
Đào tạo nhân viên bán thuốc cần quy trình bài bản và hiệu quả

Phẩm chất cần có của nhân viên bán thuốc

Để đạt được thành công đòi hỏi nhân viên bán hàng thuốc vừa phải hội tụ những phẩm chất của nhân viên kinh doanh, vừa phải có kiến thức của một thầy thuốc.

Nền tảng và kiến thức tư vấn bệnh tốt: Do là công việc liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người nên yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên bán thuốc là phải có kiến thức chuyên môn, được đào tạo bài bản. Những người tư vấn bán thuốc tối thiểu phải được đào tạo trình độ Cao đẳng Dược chính quy tại các trường chuyên về y dược.

Khả năng giao tiếp, tư vấn, thuyết phục khách hàng: Đây là kỹ năng cơ bản, quan trọng trong quá trình đào tạo nhân viên bán hàng nói chung và đào tạo nhân viên bán thuốc nói riêng.

Thái độ sẵn sàng học hỏi, cầu thị: Việc đánh giá công việc hàng ngày để không ngừng cải tiến, hoàn thiện là nhân tố then chốt trong công việc của một người bán hàng chuyên nghiệp. Ngay cả những khiếm khuyết, thất bại trong quá khứ cũng là bài học tốt để nhân viên đó có được hướng đi phù hợp hơn trong tương lai. Điều quan trọng là, mỗi nhân viên phải có cái nhìn tích cực về tương lai, mục tiêu và nỗ lực phấn đấu để đạt được những mục tiêu đã định.

Các bước đào tạo nhân viên bán hàng thuốc

Giúp nhân viên thay đổi nhận thức:

Tập trung vào nhóm kỹ năng nghề và kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng nghề: Kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm không chỉ đơn thuần là bán được sản phẩm mà đào tạo nhân viên bán hàng thuốc cần chú trọng đến việc tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe của khách hàng. Phân tích tác dụng, cách sử dụng cũng như những lưu ý khi khách hàng dùng thuốc như sản phẩm có dùng được cho phụ nữ có thai không, thuốc nên uống trước hay sau bữa ăn bao lâu, tránh kết hợp thuốc với những sản phẩm có thành phần như thế nào,…

Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng nghe là yếu tố cần phải chú trọng trong hoạt động đào tạo nhân viên bán thuốc chuyên nghiệp. Một nhân viên bán hàng thuốc giỏi là người biết lắng nghe và đưa ra câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, đồng thời biết cách tập trung vào những thời khắc quan trọng khi khách hàng thể hiện sự quan tâm.

Sai lầm chung là người bán hàng thường nói quá nhiều, mà không biết lắng nghe, nên khó hiểu thấu khách hàng để từ đó có thể thuyết phục họ mua hàng.

Đào tạo nhân viên bán thuốc qua thực tế

Tập trung vào thực hành và cải thiện những điểm yếu, điểm chưa tốt của nhân viên.

Chủ động để nhân viên độc lập trong bán hàng: Nghề bán hàng không dành cho những người tỏ ra sợ sệt và yếu tim. Những người bán hàng giỏi là người có tính tự lập cao và luôn chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đã đặt ra để đạt được mục tiêu.

Theo dõi và hỗ trợ nhân viên khi cần.

Nhắc nhở những kiến thức, kỹ năng cần khắc phục thông qua việc giao tiếp trực tiếp với khách hàng và các đơn bán hàng.

Đo lường sự hiệu quả của việc đào tạo nhân viên bán thuốc thông qua các tiêu chí như:

Sự hài lòng của khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng khi mua hàng chính là chìa khóa quyết định liệu họ sẽ quay lại hay không.

Đây là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng đào tạo nhân viên bán thuốc đã hiệu quả hay chưa.

Số lượt khách

Doanh thu/lợi nhuận bán hàng trên mỗi lượt khách: Là một yếu tố then chốt cho thấy rằng một nhân viên đã áp dụng và phát huy hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được học trong chương trình đào tạo nhân viên bán thuốc như thế nào.

Với bài viết trên đây, chúng tôi mong muốn đem đến những kinh nghiệm đào tạo nhân viên bán thuốc cho các vị độc giả. Hy vọng nhận được sự ủng hộ và chia sẻ nhiều hơn từ các bạn.

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *