Đó là lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới WHO (TCYTTG) trên phạm vi toàn cầu nhân Năm Quốc tế của Điều dưỡng và Hộ sinh (International Year of the Nurse and the Midwife). Điều dưỡng là nguồn nhân lực lớn nhất, chiếm khoảng 59% trong tổng số nguồn nhân lực y tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, chính sự mất cân đối trong đào tạo, trong sử dụng, trong chế độ đãi ngộ,… đối với nguồn nhân lực y tế quan trọng này sẽ là nguy cơ đe doạ làm cho tình trạng thiếu hụt điều dưỡng ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến nỗ lực toàn cầu để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Dưới đây là thực trạng về nguồn nhân lực điều dưỡng trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi hệ thống y tế của mỗi quốc gia phải tiếp tục quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho loại hình nhân viên y tế đặc biệt quan trọng này:

năm 2020 là năm quốc tế điều dưỡng và hộ sinh toàn cầu
Năm 2020 là năm Quốc tế Điều dưỡng và Hộ sinh toàn cầu

Điều dưỡng là lực lượng chiếm tỷ lệ lớn trong ngành y tế

Lực lượng điều dưỡng toàn cầu là 27,9 triệu người, trong đó điều dưỡng chuyên nghiệp là 19,3 triệu người. Tổng số điều dưỡng đã tăng thêm 4,7 triệu người trong giai đoạn 2013–2018 và khẳng định điều dưỡng là loại hình nhân viên y tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành y tế, khoảng 59% tổng số nhân viên y tế. Trong số 27,9 triệu, có 19,3 triệu (69%) điều dưỡng chuyên nghiệp (professional nurses), 6,0 triệu (22%) là trợ lý điều dưỡng (associate professional nurses) và 2,6 triệu (9%) không được phân loại theo hai loại hình trên.

Chưa có đủ số lượng điều dưỡng tương xứng với mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Sự khác biệt lớn về mật độ điều dưỡng so với dân số với khoảng cách lớn nhất ở các nước ở khu vực Châu Phi, Đông Nam Á, Đông Địa Trung Hải và một số nước ở Châu Mỹ Latinh

Tỷ lệ Điều dưỡng chưa tương xứng với mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân

Chưa có đủ số lượng điều dưỡng tương xứng với mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Hơn 80% tổng số điều dưỡng trên thế giới thuộc về các quốc gia chiếm một nửa dân số thế giới. Sự thiếu hụt điều dưỡng ước tính là 6,6 triệu vào năm 2016, đã giảm nhẹ xuống còn 5,9 triệu vào năm 2018. Ước tính còn thiếu khoảng 5,3 triệu điều dưỡng (chiếm 89%) tập trung ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, đây là những nước có tốc độ tăng trưởng về số lượng điều dưỡng không theo kịp với sự gia tăng dân số.

Sự thiếu hụt của nguồn nhân lực Điều dưỡng trẻ

Hiện tượng “lão hóa” ở một số khu vực đe dọa sự ổn định của nguồn nhân lực điều dưỡng. Xét trên phạm vi toàn cầu, lực lượng điều dưỡng có độ tuổi tương đối trẻ, nhưng vẫn còn sự chênh lệch độ tuổi giữa các khu vực với nhau, trong đó, lực lượng điều dưỡng ở khu vực Châu Mỹ và Châu Âu có cơ cấu độ tuổi già hơn. Các quốc gia có tỷ lệ điều dưỡng trẻ (dưới 35 tuổi) ở mức thấp cần phải tăng số lượng điều dưỡng mới tốt nghiệp và tăng cường các “gói giữ chân” điều dưỡng để duy trì khả năng người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế. Ngược lại, các quốc gia có lực lượng điều dưỡng trẻ chiếm ưu thế sẽ giúp tăng cường cung ứng dịch vụ y tế một cách công bình trên phạm vi toàn quốc.

Hiện tượng “lão hóa” ở một số khu vực đe dọa sự ổn định của nguồn nhân lực điều dưỡng
Các quốc gia có tỷ lệ điều dưỡng sắp nghỉ hưu cao hơn so điều dưỡng trẻ (nằm trên ranh giới màu xanh) sẽ đối mặt với những thách thức trong việc duy trì nguồn lực điều dưỡng

Cần tăng cường đào tạo nhân lực Điều dưỡng trẻ

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt điều dưỡng vào năm 2030, tổng số học sinh, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành điều dưỡng cần phải tăng trung bình 8% mỗi năm trên phạm vi toàn cầu. Nếu không có sự gia tăng số lượng này, theo xu hướng hiện tại, sẽ có 36 triệu điều dưỡng vào năm 2030, và thiếu hụt dự kiến là 5,7 triệu điều dưỡng, chủ yếu tập trung ở các khu vực Châu Phi, Đông Nam Á và Đông Địa Trung Hải. Bên cạnh đó, một số quốc gia ở khu vực Châu Mỹ, Châu Âu và Tây Thái Bình Dương vẫn nằm trong thách thức với tình trạng thiếu hụt điều dưỡng.

thời gian đào tạo điều dưỡng viên trung bình là 3 -4 năm
Thời gian đào tạo điều dưỡng trên toàn cầu chủ yếu là 3 hoặc 4 năm (Trình độ đào tạo Cao đẳng là 3 năm, Đại học là 4 năm)

Nâng cao chất lượng đào tạo Điều dưỡng

Đa số quốc gia (152 trong tổng số 157 nước; chiếm 97%) cho biết thời gian tối thiểu của chương trình đào tạo điều dưỡng là 3 năm. Phần lớn các quốc gia đã tiêu chuẩn hoá về nội dung và thời lượng đào tạo điều dưỡng (91%), triển khai kiểm định chương trình đào tạo điều dưỡng (89%), xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về trình độ giảng viên (77%) và đào tạo liên ngành (67%). Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt đáng kể về trình độ giáo dục và đào tạo tối thiểu của điều dưỡng, cùng với những hạn chế về năng lực như thiếu giảng viên, hạn chế về cơ sở hạ tầng và cơ sở thực hành.

Tăng cường đào tạo Điều dưỡng thực hành nâng cao

Có 78 quốc gia (chiếm 53%) đào tạo điều dưỡng thực hành nâng cao. Bằng chứng cho thấy đào tạo điều dưỡng thực hành nâng cao có thể làm tăng khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các cộng đồng nông thôn và giải quyết sự chênh lệch về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở khu vực thành thị.

Thiếu hụt nhân lực trẻ do sự di cư của điều dưỡng giữa các quốc gia

Cứ mỗi 08 điều dưỡng thì có 01 người thực hành ở một quốc gia khác với quốc gia nơi họ sinh ra và được đào tạo. Sự di chuyển quốc tế của lực lượng điều dưỡng ngày càng tăng. Tình trạng di cư không được quản lý có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt điều dưỡng và góp phần vào việc tiếp cận các dịch vụ y tế một cách bất bình đẳng. Nhiều quốc gia có thu nhập cao ở các khu vực khác nhau dường như phụ thuộc quá nhiều vào sự di chuyển của điều dưỡng quốc tế do số lượng điều dưỡng tốt nghiệp thấp hoặc tình trạng thiếu hụt điều dưỡng so với khả năng tuyển dụng điều dưỡng mới tốt nghiệp.

Cần có khung pháp chế về đào tạo, thực hành, hành nghề thống nhất trên quy mô rộng lớn

Hầu hết các quốc gia (86%) đều có một cơ quan chịu trách nhiệm về quy định liên quan đến pháp luật của ngành điều dưỡng. Gần 2/3 (64%) quốc gia yêu cầu phải đánh giá năng lực ban đầu để tham gia hành nghề điều dưỡng và gần 3/4 (73%) yêu cầu nâng cao chuyên môn liên tục để điều dưỡng có thể được tiếp tục hành nghề. Tuy nhiên, các quy định về giáo dục và thực hành điều dưỡng chưa được thống nhất và công nhận lẫn nhau, ngoài một số thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các khu vực nhỏ.

Tỷ lệ các quốc gia có các quy định về quản lý và điều kiện làm việc cho điều dưỡng
Tỷ lệ các quốc gia có các quy định về quản lý và điều kiện làm việc cho điều dưỡng

Cải thiện môi trường làm việc và bảo vệ nữ điều dưỡng tốt hơn

Khoảng 90% lực lượng điều dưỡng là nữ, nhưng rất ít vị trí lãnh đạo y tế do điều dưỡng hoặc phụ nữ đảm nhiệm. Trên thế giới, vẫn còn những hình thức phân biệt đối xử về giới tính qua một số bằng chứng về khoảng cách lương, môi trường làm việc dựa trên giới tính. Mặc dù các biện pháp bảo vệ pháp lý, bao gồm giờ làm việc và điều kiện làm việc, mức lương tối thiểu, bảo trợ xã hội,… đã được báo cáo ở hầu hết các quốc gia, nhưng không công bằng giữa các khu vực. Chỉ hơn 1/3 số quốc gia (37%) báo cáo có các biện pháp nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công vào nhân viên y tế.

(Tài liệu tham khảo: “The State of the world’s nursing 2020“, WHO)

The State of the world’s nursing 2020 report provides the latest, most up-to-date evidence on and policy options for the global nursing workforce. It also presents a compelling case for considerable – yet feasible – investment in nursing education, jobs, and leadership.

The primary chapters of the report outline the role and contributions of nurses with respect to the WHO “triple billion” targets; the health labour market and workforce policy levers to address the challenges to nurses working to their full potential; the findings from analysis of National Health Workforce Account (NHWA) data from 191 Member States and progress in relation to the projected shortfall of nurses by 2030; and forward-looking policy options for an agenda to strengthen the nursing workforce to deliver the Sustainable Development Goals, improve health for all, and strengthen the primary health care workforce on our journey towards universal health coverage.

The report concludes with a call to Member States and other stakeholders to commit to this agenda.  The investments called for will drive progress toward Universal Health Coverage and across the Sustainable Development Goals including health but also education, gender, decent work and economic growth.

Download full file Pdf

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *